Saturday, November 26, 2011
Tin nóng: Công an ngăn cản cuộc biểu tình tại Hà Nội sáng 27-11
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2011-11-26
Đã có ít nhất 16 người tập trung trước tượng đài Lý Thái Tổ để tham gia biểu tình, đã bị cách sát bắt lên xe chở đi.
Nhiều người tham gia biểu tình tại Hà Nội hôm Chủ nhật 27-11-2011, để ủng hộ việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Quốc hội soạn thảo luật biểu tình.
Hưởng ứng lời kêu gọi tổ chức biểu tình tại Bờ Hồ vào sáng Chủ nhật 27-11 để ủng hộ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Quốc hội soạn thảo Luật Biểu tình, vào lúc 8:30 sáng tại Hà Nội, đã có nhiều người rải rác tập trung trước tượng đài Lý Thái Tổ trong khi trước đó đã xuất hiện nhiều xe cảnh sát, xe buýt và kể cả xe cơ giới đậu trên lề đường.
Từ Hà Nội Giáo sư Ngô Đức Thọ kể lại với Đài Á Châu Tự Do:
“Sáng sớm hôm nay đã để mấy cái xe hốt người, xe buýt, xe công nông chuyên môn chở đất đá đỗ hẳn bên trên vỉa hè trên sân tượng đài Lý Thái Tổ. Tượng đài Lý Thái Tổ là nơi những người biểu tình hay đứng để giơ cờ, khẩu hiệu.
Như thế thì họ đã phá tan và không biết có thể tập hợp lại được hay
không và theo tôi biết thì họ đã chuẩn bị vụ này rất mạnh chứ không phải
chơi.
GS Ngô Đức Thọ
Bên kia siêu thị Hàm Cá Mập cũng để 3 xe buýt. Cảnh sát rất đông và như vậy vào lúc 9 giờ 30 cuộc biểu tình bắt đầu mà đã bị hốt ngay lên xe cảnh sát rồi thì chặn bắt. Có 16-17 người bị bắt lên xe buýt chưa biết chở đi đâu, trong đó có Nguyễn Văn Phương, đã bị bắt lên xe rồi.
Blogger Người Buôn Gió, Lê Dũng, Lã Dũng kể cả nghệ sĩ Trí Hải là ông già hay kéo đàn violon trong các cuộc biểu tình cũng có mặt. Ông này suýt bị bắt nhưng may mà già cả lại bám bánh xe và có nhiều người dằn lại nên thoát. Tình hình là như vậy.
Như thế thì họ đã phá tan và không biết có thể tập hợp lại được hay không và theo tôi biết thì họ đã chuẩn bị vụ này rất mạnh chứ không phải chơi.”
Ngoài những người mà Giáo Sư Ngô Đức Thọ cho biết theo ghi nhận của chúng tôi thì còn nhiều người khác như: nhà báo Đoan Trang, nhà báo tự do Dương Thị Xuân, anh Trương Văn Dũng cũng đã bị bắt và cho tới bây giờ vẫn chưa biết công an đem họ đi đâu.
Chúng tôi sẽ theo dõi tiếp và tường trình những tin mới nhất có liên quan đến cuộc biểu tình này.
Nguồn lấy từ: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/hanoi-police-prevented-the-protest-11262011225449.htmlThấy gì qua những phát ngôn ?
Posted on 27/11/2011
Mẹ Nấm - ...Đừng tin những gì Thủ tướng nói, hãy xem cách Thủ tướng làm - mỗi người sẽ rút ra được câu trả lời cho câu hỏi "Thấy gì qua những phát ngôn?"...
Sáng 25/11/2011, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trả lời chất vấn trước Quốc hội.
1. * Về chủ trương của Chính phủ bảo đảm chủ quyền ở Biển Đông, bảo đảm ngư dân đánh bắt cá:
Quán triệt đường lối đối ngoại hòa bình, hữu nghị, độc lập, tự chủ, chủ quyền quốc gia của Đảng và Nhà nước ta và trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Luật Biển 1982 LHQ, Tuyên bố ứng xử của các bên liên quan ở Biển Đông - DOC đã ký giữa ASEAN và Trung Quốc, căn cứ vào thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên mà ta và Trung Quốc ký mới đây trong chuyến thăm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Trung Quốc.
Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam
Căn cứ chủ trương, đường lối nguyên tắc nêu trên, chúng ta phải giải quyết và khẳng định chủ quyền đối với 4 loại vấn đề trên Biển Đông như sau:
Thứ nhất, đàm phán với Trung Quốc để phân định ranh giới vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ. Trong Vịnh Bắc Bộ, sau nhiều năm đàm phán, ta và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận, phân định ranh giới năm 2000. Còn vùng biển ngoài cửa vịnh Bắc Bộ, nếu theo Công ước Luật biển 1982, thềm lục địa của chúng ta chồng lấn với đảo Hải Nam của Trung Quốc. Từ năm 2006, hai bên đã tiến hành đàm phán. Mãi đến 2009, hai bên quyết định tạm dừng vì lập trường của hai bên rất khác xa nhau. Đến đầu 2010, hai bên thỏa thuận nên tiến hành đàm phán những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển. Sau nhiều vòng đàm phán, như tôi trình bày, nguyên tắc đó đã được hai bên ký kết trong dịp Tổng bí thư thăm Trung Quốc.
Ở đây, Thủ tướng tái khẳng định, trước sau như một, chúng ta sẽ tuân thủ nguyên tắc thỏa thuận đã được ký trong chuyến thăm Trung Quốc vừa rồi của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
"Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh cũng đã phân tích quá đủ các văn bản được ký kết của ông Trọng".
Về phần mình tôi cũng từng bày tỏ "suy nghĩ về việc ký kết thỏa thuận trên biển Đông" một lần rồi.
Có thể nói, về mặt câu chữ, tuyên bố của Thủ tướng trước Quốc hội, một lần nữa tái khẳng định vai trò và hiệu quả thực hiện các cam kết mà ông Trọng đã ký trong việc giải quyết các vấn đề trên biển Đông sắp tới.
Đây là điểm quan trọng, đáng để chú ý trong phát biểu của Thủ tướng đối với tôi.
Và với những tuyên bố như trên, thì.. thật đáng lo, cá nhân tôi nghĩ vậy.
Thủ tướng phát biểu tiếp:
2. Thứ hai, chúng ta phải giải quyết khẳng định chủ quyền, đó là vấn đề quần đảo Hoàng Sa.
Thưa các vị đại biểu, Việt Nam khẳng định có đủ căn cứ về pháp lý và lịch sử khẳng định rằng quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Chúng ta đã làm chủ thực sự, ít nhất là từ thế kỷ 17, chúng ta làm chủ khi hai quần đảo này chưa có bất kỳ một quốc gia nào. Và chúng ta đã làm chủ trên thực tế và liên tục, hòa bình, nhưng đối với Hoàng Sa, năm 1956, Trung Quốc đã đưa quân chiếm đóng các đảo phía Đông của quần đảo.
Năm 1974, Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa trong sự quản lý hiện tại của chính quyền Sài gòn, tức chính quyền VN cộng hòa, chính quyền đã lên án việc làm này và đề nghị LHQ can thiệp. Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam lúc đó cũng đã ra tuyên bố khẳng định hành vi chiếm đóng này.
Lập trường nhất quán của chúng ta là quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Chúng ta có đủ căn cứ pháp lý và lịch sử để khẳng định điều này. Nhưng chúng ta chủ trương đàm phán, giải quyết, đòi hỏi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình. Chủ trương này của chúng ta phù hợp Hiến chương LHQ, Công ước luật biển, Tuyên bố DOC.
Với tôi, đây là điểm tiến bộ trong việc công khai thừa nhận nỗ lực gìn giữ Hoàng Sa của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa năm 1974 trước toàn dân thiên hạ của Thủ tướng.
Đây là điều nên làm và phải làm, và tôi tin rằng, với phát biểu của Thủ tướng hôm nay, thì ở những dịp tới, nếu có tổ chức tri ân các chiến sỹ Hoàng Sa, những người có trách nhiệm tổ chức hãy nhớ lấy điều này.
Thủ tướng nói tiếp:
3. Ý kiến thứ ba về căn cứ đề nghị xây dựng Luật Biểu tình, thái độ, chủ trương của Chính phủ khi dân bày tỏ lòng yêu nước.
Căn cứ mà Chính phủ đề nghị QH đưa vào chương trình xây dựng Luật biểu tình, có mấy căn cứ Chính phủ thảo luận, đề nghị:
Thứ nhất, thực hiện Hiến pháp. Hiến pháp điều 69 quy định công dân được quyền biểu tình theo pháp luật. Nhưng chúng ta chưa có luật biểu tình. Như vậy chúng ta nên bắt tay nghiên cứu xây dựng luật biểu tình. Tôi muốn nói ngắn gọn là căn cứ thực hiện Hiến pháp.
Thứ hai, trên thực tế, các vị đại biểu Quốc hội ngồi đây đều chắc thấy rõ một thực tế trong cuộc sống của chúng ta đã có nhiều cuộc đồng bào ta tụ tập đông người, biểu tình, bày tỏ ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị với chính quyền. Có thực tế như thế. Nhưng chúng ta chưa có luật để quản lý, điều chỉnh vấn đề này. Do đó, cũng khó cho người dân khi thực hiện quyền mà được Hiến pháp quy định và cũng khó cho quản lý của chính quyền. Đã khó như vậy sẽ nảy sinh những lúng túng trong quản lý, từ đó xuất hiện những biểu hiện mất an ninh trật tự, đã xuất hiện những việc lợi dụng để kích động xuyên tạc gây phương hại xã hội.
Thứ ba, trước thực trạng như thế, Chính phủ đã có báo cáo kiến nghị với Quốc hội khóa trước, Quốc hội khóa trước đã ban hành nghị định để quản lý, điều chỉnh hiện tượng này. Chính phủ đã ban hành nghị định số 38 để quản lý, điều chỉnh hiện tượng này nhưng Nghị định của chính phủ hiệu lực thấp chưa đáp ứng yêu cầu, tầm vóc như hiến pháp quy định và cũng chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tế cuộc sống đang đặt ra.
Chính phủ mới thấy phải kiến nghị đưa vào chương trình xây dựng luật để chúng ta có bộ luật, một luật biểu tình. Luật đó phù hợp Hiến pháp, phù hợp đặc điểm lịch sử, văn hóa, điều kiện cụ thể của Việt Nam cũng như thông lệ quốc tế và đảm bảo quyền tự do dân chủ của người dân theo đúng quy định của hiến pháp và pháp luật, đồng thời luật đó có yêu cầu ngăn chặn những việc làm, hành vi gây xâm hại an ninh trật tự, lợi ích của xã hội, nhân dân.
Với tinh thần đó, chúng tôi đề nghị Quốc hội xem xét ý kiến của Chính phủ.
Đại biểu muốn hỏi về thái độ và chủ trương của Chính phủ về việc người dân biểu thị lòng yêu nước, chủ quyền. Chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước và chính phủ là luôn trân trọng, biểu dương, khen thưởng xứng đáng đối với tất cả hoạt động, việc làm của mọi người dân thực sự vì mục tiêu yêu nước, thực sự vì mục tiêu bảo vệ chủ quyền quốc gia. Những hoạt động vì mục tiêu, mục đích đó đều được hoan nghênh và khen thưởng thích đáng. Nhưng đồng thời cũng không hoan nghênh và buộc phải xử nghiêm theo pháp luật với những hoạt động, hành vi với động cơ lợi dụng danh nghĩa lòng yêu nước, lợi dụng danh nghĩa bảo vệ chủ quyền để thực hiện mục tiêu, mục đích gây phương hại cho đất nước và xã hội. Tôi nghĩ với chủ trương nhất quán như vậy, đồng bào cử tri cả nước sẽ ủng hộ.
Nhiều người bày tỏ thái độ vui mừng trước phát biểu này của Thủ tướng.Tôi nghĩ, chuyện này không phải ngẫu nhiên. Bởi đây là "thời điểm phát ngôn" thích hợp, và Thủ tướng đã lựa chọn đúng thời điểm.
Cá nhân tôi không ủng hộ Thủ tướng, và tôi biết mình cũng chẳng thể phản đối, bởi đây là một "thủ đoạn chính trị" có chọn lọc.
Người ta khó có thể ủng hộ một thứ mà mình không biết rõ ràng chính xác là nó tốt hay xấu. Trong khi mặc nhiên Hiến pháp quy định biểu tình là quyền của con người.
Sau bao nhiêu lần né tránh gọi đúng tên hiện tượng bằng các cụm từ như : "tụ tập", "đi ngang qua", "đám đông tụ tập tự phát".... thì nhà nước buộc phải thừa nhận hành động "biểu tình" bằng hình thức tuyên bố sẽ có luật biểu tình để quản lý.
Tuy nhiên với việc sử dụng "kế sách nói về luật biểu tình" ở thời điểm này với những lời lẽ hùng hồn như trên, Thủ tướng đã hướng dư luận tập trung vào điểm này khá thành công,
Một điểm cần chú ý nữa là phát ngôn về việc Kiểm soát xuất khẩu khoáng sản ngay từ dự án của Thủ tướng, không thấy nhắc đến bauxite.Và hình như, cũng không mấy ai chú ý đến vấn đề này, sau 3 điểm tôi vừa đề cập bên trên.
Đừng tin những gì Thủ tướng nói, hãy xem cách Thủ tướng làm - mỗi người sẽ rút ra được câu trả lời cho câu hỏi "Thấy gì qua những phát ngôn?"
Bài học Vinashin vẫn còn đó!
Nguồn trích dẫn từ VietNamNet
1. * Về chủ trương của Chính phủ bảo đảm chủ quyền ở Biển Đông, bảo đảm ngư dân đánh bắt cá:
Quán triệt đường lối đối ngoại hòa bình, hữu nghị, độc lập, tự chủ, chủ quyền quốc gia của Đảng và Nhà nước ta và trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Luật Biển 1982 LHQ, Tuyên bố ứng xử của các bên liên quan ở Biển Đông - DOC đã ký giữa ASEAN và Trung Quốc, căn cứ vào thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên mà ta và Trung Quốc ký mới đây trong chuyến thăm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Trung Quốc.
Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam
Căn cứ chủ trương, đường lối nguyên tắc nêu trên, chúng ta phải giải quyết và khẳng định chủ quyền đối với 4 loại vấn đề trên Biển Đông như sau:
Thứ nhất, đàm phán với Trung Quốc để phân định ranh giới vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ. Trong Vịnh Bắc Bộ, sau nhiều năm đàm phán, ta và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận, phân định ranh giới năm 2000. Còn vùng biển ngoài cửa vịnh Bắc Bộ, nếu theo Công ước Luật biển 1982, thềm lục địa của chúng ta chồng lấn với đảo Hải Nam của Trung Quốc. Từ năm 2006, hai bên đã tiến hành đàm phán. Mãi đến 2009, hai bên quyết định tạm dừng vì lập trường của hai bên rất khác xa nhau. Đến đầu 2010, hai bên thỏa thuận nên tiến hành đàm phán những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển. Sau nhiều vòng đàm phán, như tôi trình bày, nguyên tắc đó đã được hai bên ký kết trong dịp Tổng bí thư thăm Trung Quốc.
Ở đây, Thủ tướng tái khẳng định, trước sau như một, chúng ta sẽ tuân thủ nguyên tắc thỏa thuận đã được ký trong chuyến thăm Trung Quốc vừa rồi của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
"Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh cũng đã phân tích quá đủ các văn bản được ký kết của ông Trọng".
Về phần mình tôi cũng từng bày tỏ "suy nghĩ về việc ký kết thỏa thuận trên biển Đông" một lần rồi.
Có thể nói, về mặt câu chữ, tuyên bố của Thủ tướng trước Quốc hội, một lần nữa tái khẳng định vai trò và hiệu quả thực hiện các cam kết mà ông Trọng đã ký trong việc giải quyết các vấn đề trên biển Đông sắp tới.
Đây là điểm quan trọng, đáng để chú ý trong phát biểu của Thủ tướng đối với tôi.
Và với những tuyên bố như trên, thì.. thật đáng lo, cá nhân tôi nghĩ vậy.
Thủ tướng phát biểu tiếp:
2. Thứ hai, chúng ta phải giải quyết khẳng định chủ quyền, đó là vấn đề quần đảo Hoàng Sa.
Thưa các vị đại biểu, Việt Nam khẳng định có đủ căn cứ về pháp lý và lịch sử khẳng định rằng quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Chúng ta đã làm chủ thực sự, ít nhất là từ thế kỷ 17, chúng ta làm chủ khi hai quần đảo này chưa có bất kỳ một quốc gia nào. Và chúng ta đã làm chủ trên thực tế và liên tục, hòa bình, nhưng đối với Hoàng Sa, năm 1956, Trung Quốc đã đưa quân chiếm đóng các đảo phía Đông của quần đảo.
Năm 1974, Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa trong sự quản lý hiện tại của chính quyền Sài gòn, tức chính quyền VN cộng hòa, chính quyền đã lên án việc làm này và đề nghị LHQ can thiệp. Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam lúc đó cũng đã ra tuyên bố khẳng định hành vi chiếm đóng này.
Lập trường nhất quán của chúng ta là quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Chúng ta có đủ căn cứ pháp lý và lịch sử để khẳng định điều này. Nhưng chúng ta chủ trương đàm phán, giải quyết, đòi hỏi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình. Chủ trương này của chúng ta phù hợp Hiến chương LHQ, Công ước luật biển, Tuyên bố DOC.
Với tôi, đây là điểm tiến bộ trong việc công khai thừa nhận nỗ lực gìn giữ Hoàng Sa của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa năm 1974 trước toàn dân thiên hạ của Thủ tướng.
Đây là điều nên làm và phải làm, và tôi tin rằng, với phát biểu của Thủ tướng hôm nay, thì ở những dịp tới, nếu có tổ chức tri ân các chiến sỹ Hoàng Sa, những người có trách nhiệm tổ chức hãy nhớ lấy điều này.
Thủ tướng nói tiếp:
3. Ý kiến thứ ba về căn cứ đề nghị xây dựng Luật Biểu tình, thái độ, chủ trương của Chính phủ khi dân bày tỏ lòng yêu nước.
Căn cứ mà Chính phủ đề nghị QH đưa vào chương trình xây dựng Luật biểu tình, có mấy căn cứ Chính phủ thảo luận, đề nghị:
Thứ nhất, thực hiện Hiến pháp. Hiến pháp điều 69 quy định công dân được quyền biểu tình theo pháp luật. Nhưng chúng ta chưa có luật biểu tình. Như vậy chúng ta nên bắt tay nghiên cứu xây dựng luật biểu tình. Tôi muốn nói ngắn gọn là căn cứ thực hiện Hiến pháp.
Thứ hai, trên thực tế, các vị đại biểu Quốc hội ngồi đây đều chắc thấy rõ một thực tế trong cuộc sống của chúng ta đã có nhiều cuộc đồng bào ta tụ tập đông người, biểu tình, bày tỏ ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị với chính quyền. Có thực tế như thế. Nhưng chúng ta chưa có luật để quản lý, điều chỉnh vấn đề này. Do đó, cũng khó cho người dân khi thực hiện quyền mà được Hiến pháp quy định và cũng khó cho quản lý của chính quyền. Đã khó như vậy sẽ nảy sinh những lúng túng trong quản lý, từ đó xuất hiện những biểu hiện mất an ninh trật tự, đã xuất hiện những việc lợi dụng để kích động xuyên tạc gây phương hại xã hội.
Thứ ba, trước thực trạng như thế, Chính phủ đã có báo cáo kiến nghị với Quốc hội khóa trước, Quốc hội khóa trước đã ban hành nghị định để quản lý, điều chỉnh hiện tượng này. Chính phủ đã ban hành nghị định số 38 để quản lý, điều chỉnh hiện tượng này nhưng Nghị định của chính phủ hiệu lực thấp chưa đáp ứng yêu cầu, tầm vóc như hiến pháp quy định và cũng chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tế cuộc sống đang đặt ra.
Chính phủ mới thấy phải kiến nghị đưa vào chương trình xây dựng luật để chúng ta có bộ luật, một luật biểu tình. Luật đó phù hợp Hiến pháp, phù hợp đặc điểm lịch sử, văn hóa, điều kiện cụ thể của Việt Nam cũng như thông lệ quốc tế và đảm bảo quyền tự do dân chủ của người dân theo đúng quy định của hiến pháp và pháp luật, đồng thời luật đó có yêu cầu ngăn chặn những việc làm, hành vi gây xâm hại an ninh trật tự, lợi ích của xã hội, nhân dân.
Với tinh thần đó, chúng tôi đề nghị Quốc hội xem xét ý kiến của Chính phủ.
Đại biểu muốn hỏi về thái độ và chủ trương của Chính phủ về việc người dân biểu thị lòng yêu nước, chủ quyền. Chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước và chính phủ là luôn trân trọng, biểu dương, khen thưởng xứng đáng đối với tất cả hoạt động, việc làm của mọi người dân thực sự vì mục tiêu yêu nước, thực sự vì mục tiêu bảo vệ chủ quyền quốc gia. Những hoạt động vì mục tiêu, mục đích đó đều được hoan nghênh và khen thưởng thích đáng. Nhưng đồng thời cũng không hoan nghênh và buộc phải xử nghiêm theo pháp luật với những hoạt động, hành vi với động cơ lợi dụng danh nghĩa lòng yêu nước, lợi dụng danh nghĩa bảo vệ chủ quyền để thực hiện mục tiêu, mục đích gây phương hại cho đất nước và xã hội. Tôi nghĩ với chủ trương nhất quán như vậy, đồng bào cử tri cả nước sẽ ủng hộ.
Nhiều người bày tỏ thái độ vui mừng trước phát biểu này của Thủ tướng.Tôi nghĩ, chuyện này không phải ngẫu nhiên. Bởi đây là "thời điểm phát ngôn" thích hợp, và Thủ tướng đã lựa chọn đúng thời điểm.
Cá nhân tôi không ủng hộ Thủ tướng, và tôi biết mình cũng chẳng thể phản đối, bởi đây là một "thủ đoạn chính trị" có chọn lọc.
Người ta khó có thể ủng hộ một thứ mà mình không biết rõ ràng chính xác là nó tốt hay xấu. Trong khi mặc nhiên Hiến pháp quy định biểu tình là quyền của con người.
Sau bao nhiêu lần né tránh gọi đúng tên hiện tượng bằng các cụm từ như : "tụ tập", "đi ngang qua", "đám đông tụ tập tự phát".... thì nhà nước buộc phải thừa nhận hành động "biểu tình" bằng hình thức tuyên bố sẽ có luật biểu tình để quản lý.
Tuy nhiên với việc sử dụng "kế sách nói về luật biểu tình" ở thời điểm này với những lời lẽ hùng hồn như trên, Thủ tướng đã hướng dư luận tập trung vào điểm này khá thành công,
Một điểm cần chú ý nữa là phát ngôn về việc Kiểm soát xuất khẩu khoáng sản ngay từ dự án của Thủ tướng, không thấy nhắc đến bauxite.Và hình như, cũng không mấy ai chú ý đến vấn đề này, sau 3 điểm tôi vừa đề cập bên trên.
Đừng tin những gì Thủ tướng nói, hãy xem cách Thủ tướng làm - mỗi người sẽ rút ra được câu trả lời cho câu hỏi "Thấy gì qua những phát ngôn?"
Bài học Vinashin vẫn còn đó!
Nguồn trích dẫn từ VietNamNet
Mẹ Nấm
8 Responses to Thấy gì qua những phát ngôn ?
Phải trả lại sự bình yên và tái lập khối đoàn kết cho người dân tại giáo xứ Mỹ Lộc
Posted on 27/11/2011
GPVO - Sáng ngày 22 tháng 11 năm 2011, chính quyền huyện Lộc Hà và xã Bình Lộc đã huy động một lực lượng rất đông gồm công an, dân phòng và một số bà con lương dân thuộc các xã An Lộc, Thụ Lộc,… đến bao vây khu vực giáo xứ Mỹ Lộc, hạt Văn Hạnh, Gp Vinh, trên danh nghĩa là để đào mương thủy lợi ở xóm Đồng Lau, nhưng thực tế, theo chúng tôi được biết, đó là hành vi nhằm vào cơ sở giáo xứ Mỹ Lộc và kích động lòng hận thù, gây chia rẽ khối đoàn kết lương-giáo.
Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, giáo xứ Mỹ Lộc hiện đang có nhu cầu mở rộng thêm khuôn viên nhà thờ và đã làm đơn xin thêm 700m2 đất, gửi đến các cấp có thẩm quyền vào ngày 5/4/2011, nhưng mãi đến ngày 11/11/2011 mới có văn bản trả lời của UBND xã Bình Lộc là không chấp thuận giải quyết theo yêu cầu của giáo xứ mà không nêu rõ lý do. Như vậy, thửa đất cạnh nhà xứ Mỹ Lộc hiện đang thuộc quyền sử dụng của các hộ dân trong vùng và thuộc quyền quản lý của UBND xã Bình Lộc. Giáo xứ không hề có hành vi lấn chiếm trái phép như truyền thanh của xã quy kết.
Lấy lý do là để ngăn chặn tình trạng một số hộ dân có hành vi lấn chiếm đất, chiều ngày 15/11/2011, UBND xã Bình Lộc đã cho máy đến múc đất đào mương dọc theo bờ lũy các khu vườn của những hộ dân có đường biên với vùng đất sản xuất. Khi gần đến khu vực nhà phòng giáo xứ thì Hội đồng Mục vụ (HĐMV) giáo xứ Mỹ Lộc đã can thiệp và xin cho đào cách xa móng nhà phòng để đảm bảo an toàn cho ngôi nhà, nhưng ông Chủ tịch và ông Bí thư xã Bình Lộc vẫn quyết định cho đào mương cách móng nhà xứ 1m, với độ sâu 2m và rộng 3m, không đếm xỉa đến độ an toàn cho nhà xứ. Trước tình hình đó, giáo xứ đã kéo chuông và bà con giáo dân đã tập trung đến rất đông để ngăn cản việc làm phi nhân, phi pháp của chính quyền xã Bình Lộc và nhất là để bảo vệ sự an toàn cho nhà xứ.
Sáng ngày 16/11/2011, hệ thống loa truyền thanh của xã Bình Lộc đã phát thanh với lời lẽ quy kết giáo xứ Mỹ Lộc “quá tham lam, lấn chiếm đất trái phép và gây cản trở không cho đào hệ thống thông kênh mương, phục vụ tưới tiêu trong địa bàn”, kích động hận thù và gây chia rẽ khối đại đoàn kết trong nhân dân. Nhưng như chúng tôi được biết thì hiện trong địa bàn xóm 14 xã Bình Lộc đã có một con kênh làm hệ thống tưới tiêu phục vụ sản xuất trồng lúa cho nhân dân trong vùng trên một vùng đất có diện tích không lớn. Như vậy, việc đào thêm một con mương này không phải với mục đích như UBND xã Bình Lộc nêu lên nhưng ngầm trong đó là một thâm ý khác.
Ngày 17/11/2011, UBND xã Bình Lộc cùng với một số cán bộ huyện Lộc Hà đã làm việc với đại diện HĐMV giáo xứ Mỹ Lộc, và đã đi đến thống nhất cho dời đoạn mương cách nền nhà xứ thêm 5m, nhưng lại đo từ bờ tường, nghĩa là cũng chỉ cho thêm 2m so với ban đầu. Và giáo dân nhận công việc đào thông kênh mương để muốn nói với các cấp chính quyền, đặc biệt là UBND xã Bình Lộc là, không phải giáo dân Mỹ Lộc muốn ngăn cản việc làm này, nhưng để bảo vệ sự an toàn cho ngôi nhà xứ vừa mới được hoàn thành.
Sáng ngày 22 tháng 11 năm 2011, lợi dụng khi linh mục quản xứ Nguyễn Văn Chính đi tĩnh tâm tại Tòa Giám mục Xã Đoài, chính quyền huyện Lộc Hà và xã Bình Lộc đã huy động một lực lượng rất đông gồm công an, dân phòng và một số bà con lương dân trong xã Bình Lộc và các xã lân cận như An Lộc, Thụ Lộc,… đến bao vây khu vực giáo xứ, đưa máy đến múc đất trên danh nghĩa là để đào kênh mương làm hệ thống tưới tiêu phục vụ sản xuất. Trước đó, chính quyền xã Bình Lộc đã chấp thuận cho dời đoạn mương thủy lợi cách nền nhà xứ 5m và đã cắm cọc tiêu, nhưng một lực lượng rất đông được chính quyền huy động đến, nhổ bỏ cọc tiêu và làm theo sự chỉ đạo bất chấp thỏa thuận đã cam kết giữa chính quyền xã và HĐMV giáo xứ vào ngày 17/11/2011.
Trước tình hình đó, giáo dân đã đứng ra ngăn cản nhằm bảo vệ sự an toàn cho nhà xứ nên mới xẩy ra đụng độ giữa hai bên. Đã có một số giáo dân bị thương nặng, phải cấp cứu ở bệnh viện Lộc Hà. Khi thấy sự việc quá căng thẳng, lực lượng an ninh và chính quyền mới mời giáo dân vào trường giáo lý xứ để thương lượng và quyết định cấp thêm đất, đóng cọc tiêu và tiếp tục cho máy múc làm công trình thủy lợi.
Những ngày này, ki-ốt của các giáo dân ở chợ Huyện đã bị phá, một số người lương dân không cho giáo dân bán hàng, mua hàng trong chợ. Giáo dân đi chợ đều bị đánh đập, chửi bới… Giáo dân đã phải lập nên một khu chợ tạm trên mảnh đất của một gia đình trong giáo xứ, và hàng ngày cho người đến các chợ khác mua thức ăn, vật dụng về phục vụ giáo dân. Đây là hậu quả của việc tuyên truyền kích động của UBND xã Bình Lộc qua hệ thống loa truyền thanh xã, làm cho lương dân hiểu sai về giáo dân, dẫn đến khối đoàn kết toàn dân bị tổn thương và có nguy cơ kéo dài sự mâu thuẫn, đổ vỡ. Đặc biệt là một số gia đình giáo dân sinh sống ở khu vực chợ Huyện và dọc đường 22 đều bị các phần tử xấu ném đá vào ban đêm. Chúng tôi yêu cầu UBND xã phải nhanh chóng trả lại tiếng tốt cho giáo dân giáo xứ Mỹ Lộc và tìm mọi cách tái lập khối đoàn kết trong nhân dân, tránh tình trạng gây thù hằn chia rẽ giữa lương dân và giáo dân, trả lại sự bình yên cho người dân để họ yên tâm lao động sản xuất, đặc biệt là những gia đình sống ở khu vực chợ Huyện và ven đường 22 đang phải sống trong lo sợ bị tấn công bất cứ lúc nào.
GPVO
Trung Cộng đang bị đe dọa & lo lắng khi Mỹ khai triển B-52 ở Australia
Các căn cứ hải quân ở phía đông và phía nam Trung Quốc sẽ bị đe dọa khi Mỹ khai triển máy bay ném bom B-52 ở Australia.
Đầu tuần, tờ “Canberra Times” Australia có bài viết với tiêu đề “Tìm cách ngăn chặn Hải quân Trung Quốc là trò chơi rủi ro cao”.
Đầu tuần, tờ “Canberra Times” Australia có bài viết với tiêu đề “Tìm cách ngăn chặn Hải quân Trung Quốc là trò chơi rủi ro cao”.

Mỹ sẽ triển khai lực lượng lính thủy đánh bộ ở căn cứ quân sự Darwin, miền bắc Australia bắt đầu từ năm 2012
Bài viết cho rằng, Australia quyết định cho phép Mỹ xây dựng căn cứ quân sự ở phần lãnh thổ phía bắc với trung tâm là Darwin. Động thái này chắc chắn có liên quan đến việc ngăn chặn sức mạnh ngày càng tăng lên của Hải quân Trung Quốc.
Từ khoảng năm 2001, Trung Quốc đã khởi động động một chương trình đóng tàu đầy tham vọng. Hoa Kỳ bày tỏ lo ngại sâu sắc về việc Hải quân Trung Quốc mở rộng và hiện đại hóa, tin chắc là chỉ có họ mới có thể đối phó lại với Trung Quốc.
Được biết, Trung Quốc mở rộng hải quân là để tham vọng quyền lợi biển, tự do hàng hải và bảo vệ nhập khẩu năng lượng từ vịnh Péc-xích (vịnh Ba Tư). Trung Quốc đặc biệt quan tâm đến tuyến đường cung cấp quan trọng đi qua “yết hầu” eo biển Malacca.
Họ lo ngại, Mỹ sẽ phong tỏa eo biển khi quan hệ hai nước xấu đi. Về vấn đề này, xây dựng căn cứ quân sự ở Australia sẽ có lợi cho các mục tiêu của chính sách Hoa Kỳ.
Trong khi đó, Trung Quốc cũng đang tìm cách tăng cường hiện diện ở các nước ven bờ có thể ảnh hưởng đến tuyến đường cung cấp của họ. Hiện nay, Trung Quốc đang xây dựng lực lượng hải quân, để nó đạt được trình độ tương xứng với sức mạnh kinh tế, đáp ứng nhu cầu về kinh tế. Kết quả là, Trung Quốc sẽ có một cuộc xung đột trực diện với Mỹ, bởi vì Mỹ cho rằng Trung Quốc không nên làm như vậy.
Bài viết cho rằng, Australia quyết định cho phép Mỹ xây dựng căn cứ quân sự ở phần lãnh thổ phía bắc với trung tâm là Darwin. Động thái này chắc chắn có liên quan đến việc ngăn chặn sức mạnh ngày càng tăng lên của Hải quân Trung Quốc.
Từ khoảng năm 2001, Trung Quốc đã khởi động động một chương trình đóng tàu đầy tham vọng. Hoa Kỳ bày tỏ lo ngại sâu sắc về việc Hải quân Trung Quốc mở rộng và hiện đại hóa, tin chắc là chỉ có họ mới có thể đối phó lại với Trung Quốc.
Được biết, Trung Quốc mở rộng hải quân là để tham vọng quyền lợi biển, tự do hàng hải và bảo vệ nhập khẩu năng lượng từ vịnh Péc-xích (vịnh Ba Tư). Trung Quốc đặc biệt quan tâm đến tuyến đường cung cấp quan trọng đi qua “yết hầu” eo biển Malacca.
Họ lo ngại, Mỹ sẽ phong tỏa eo biển khi quan hệ hai nước xấu đi. Về vấn đề này, xây dựng căn cứ quân sự ở Australia sẽ có lợi cho các mục tiêu của chính sách Hoa Kỳ.
Trong khi đó, Trung Quốc cũng đang tìm cách tăng cường hiện diện ở các nước ven bờ có thể ảnh hưởng đến tuyến đường cung cấp của họ. Hiện nay, Trung Quốc đang xây dựng lực lượng hải quân, để nó đạt được trình độ tương xứng với sức mạnh kinh tế, đáp ứng nhu cầu về kinh tế. Kết quả là, Trung Quốc sẽ có một cuộc xung đột trực diện với Mỹ, bởi vì Mỹ cho rằng Trung Quốc không nên làm như vậy.
Tàu tác chiến ven bờ Independence LCS-2 của Hải quân Mỹ sẽ thường trú ở biển Đông
Trong những tuần gần đây, Mỹ thay đổi chính sách với tốc độ chóng mặt, một phần do Tổng thống Barack Obama đang tính toán cho cuộc bầu cử vào năm 2012 và chuyển sự chú ý đến sự tháo chạy khỏi Afghanistan, hơn nữa cũng do Mỹ hầu như bắt đầu trở nên căng thẳng, lo lắng.
Gần 10 năm qua, Trung Quốc cặm cụi kiếm tiền, tái thiết hải quân, trong khi Mỹ chi rất nhiều tiền để truy kích các phần tử khủng bố ở khu vực núi non của Iraq và Afghanistan.
Hiện nay, Obama nói rằng, ông đã mệt mỏi với Trung Đông, tất cả các hành động chuyển hướng tới Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Mỹ muốn sự ủng hộ của Ấn Độ. Cùng với việc Pakistan và Afghanistan bị mờ đi, họ cần Ấn Độ hỗ trợ ngăn chặn sự bành chướng của Hải quân Trung Quốc.
Đồng thời với việc Obama đến thăm Australia, tại Philippinese, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã ký “Tuyên bố chung Philippinese-Mỹ về những nguyên tắc đối tác tăng trưởng”. Đồng thời, mục đích thực sự trong chuyến thăm của bà là nhờ Philippinese hỗ trợ Mỹ đối phó với Trung Quốc.
Gần 10 năm qua, Trung Quốc cặm cụi kiếm tiền, tái thiết hải quân, trong khi Mỹ chi rất nhiều tiền để truy kích các phần tử khủng bố ở khu vực núi non của Iraq và Afghanistan.
Hiện nay, Obama nói rằng, ông đã mệt mỏi với Trung Đông, tất cả các hành động chuyển hướng tới Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Mỹ muốn sự ủng hộ của Ấn Độ. Cùng với việc Pakistan và Afghanistan bị mờ đi, họ cần Ấn Độ hỗ trợ ngăn chặn sự bành chướng của Hải quân Trung Quốc.
Đồng thời với việc Obama đến thăm Australia, tại Philippinese, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã ký “Tuyên bố chung Philippinese-Mỹ về những nguyên tắc đối tác tăng trưởng”. Đồng thời, mục đích thực sự trong chuyến thăm của bà là nhờ Philippinese hỗ trợ Mỹ đối phó với Trung Quốc.
B-52H là máy bay ném bom chiến lược hiện nay của quân đội Mỹ
Nhìn vào ngoại giao pháo hạm Mỹ vừa phát động đối với Trung Quốc, đưa lực lượng lính thủy đánh bộ đến Darwin có gì đó giống như một quả bom khói. Mỹ rất cần cảng Darwin cho chiến lược vùng biển Châu Á. Nếu Mỹ khai triển máy bay ném bom B-52 có hành trình khoảng 15.000 km đến Darwin, có thể làm rối loạn tâm trạng của Trung Quốc, đe dọa đến các căn cứ hải quân ở phía nam và phía đông Trung Quốc.
Quy tắc của trò chơi này là gì? Mỹ cho rằng có thể đánh bại Trung Quốc, giống như từng đánh bại người Nga trước đây không? Kết quả cuối cùng là gì? Hai nước cần nhau. Trung-Mỹ muốn đạt được mục đích gì? Hai nước cần phải ngồi xuống để nói chuyện. Họ cần phải sử dụng ngoại giao đàm phán “cứng” đối “cứng” như thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
Trong cuộc chơi này Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, Australia và các nước nhỏ ven biển Philippine sẽ giúp cho Hoa Kỳ có thêm bạn và chiến lược Liên Minh Quân Sự, như vậy Trung Quốc sẽ bị lẻ loi đơn độc không thể một mình chọi lại với Đồng Minh HOA KỲ.
http://www.tuoitreyeunuoc.com/worldnews/trung-qu%e1%bb%91c-dang-b%e1%bb%8b-de-d%e1%bb%8da-lo-l%e1%ba%afng-khi-m%e1%bb%b9-tri%e1%bb%83n-khai-b-52-%e1%bb%9f-australia/Quy tắc của trò chơi này là gì? Mỹ cho rằng có thể đánh bại Trung Quốc, giống như từng đánh bại người Nga trước đây không? Kết quả cuối cùng là gì? Hai nước cần nhau. Trung-Mỹ muốn đạt được mục đích gì? Hai nước cần phải ngồi xuống để nói chuyện. Họ cần phải sử dụng ngoại giao đàm phán “cứng” đối “cứng” như thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
Trong cuộc chơi này Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, Australia và các nước nhỏ ven biển Philippine sẽ giúp cho Hoa Kỳ có thêm bạn và chiến lược Liên Minh Quân Sự, như vậy Trung Quốc sẽ bị lẻ loi đơn độc không thể một mình chọi lại với Đồng Minh HOA KỲ.
Tới luôn bác tài 50 ngôi sao cờ Hoa . Vì tham vọng ỷ mình lớn ngang ngược lấn áp các nước nhỏ quanh vùng ĐNÁ để độc quyền chiếm lĩnh nguồn tài nguyên dầu hỏa và khí đốt khổng lồ cùng vị trí chiến lược của biển Đông,Tầu cộng tự cho là vùng biển của mình và phóng lao "lưỡi bò" ăn cướp cho riêng mình, rút lại lưỡi bò thì mất mặt vì Tầu đang khát dầu để phát triển kinh tế và hiện đại hóa quân sự, mà đối đầu với Mỹ thì Tầu cộng sẽ bị Mỹ tiêu diệt . Pháo đài bay oanh tạc chiến lược B.52 chỉ để trải thảm lửa đốt những con thiêu thân Tầu cộng ỷ đông lớp lớp tràn qua biên giới các nước láng giềng,Mỹ sẽ không xử dụng đến nhiều bằng hỏa tiễn tầm gần và liên lục địa, còn nguyên tử thì đất Tầu sẽ hóa thành bùn !
Gần đây, đánh hơi được sự quyết tâm của Mỹ trở lại Thái Bình Dương, đặc biệt là vùng đang gây ra sự tranh chấp của các nước ở ĐNÁ với Tầu phù, Nguyễn Tấn Dũng lại chơi trò đu giây mị dân bằng cách tuyên bố vung vít Hoàng Sa là của VN với đầy đủ chứng cớ lịch sử từ vài trăm năm trước ! Sao lại câm nín cả nửa thế kỷ nay mặc cho Tầu Cộng bóp chặt, ức hiếp,xâm chiếm bắn giết đồng bào củq mình ?!
Xin đừng quên những gì TT.Nguyễn Văn Thiệu đã tuyên bố một câu để đời làm CS căm gan, tím ruột .
melinh
Gần đây, đánh hơi được sự quyết tâm của Mỹ trở lại Thái Bình Dương, đặc biệt là vùng đang gây ra sự tranh chấp của các nước ở ĐNÁ với Tầu phù, Nguyễn Tấn Dũng lại chơi trò đu giây mị dân bằng cách tuyên bố vung vít Hoàng Sa là của VN với đầy đủ chứng cớ lịch sử từ vài trăm năm trước ! Sao lại câm nín cả nửa thế kỷ nay mặc cho Tầu Cộng bóp chặt, ức hiếp,xâm chiếm bắn giết đồng bào củq mình ?!
Xin đừng quên những gì TT.Nguyễn Văn Thiệu đã tuyên bố một câu để đời làm CS căm gan, tím ruột .
melinh
Bộ Mặt Thật của Kinh Tế Tư Bản Nhà Nước… Đỏ // Con Đường Đầy Ổ Gà Trước Mặt của Trung Cộng
Bùi Mẫn Hân (Minxin Pei) – PBD dịch
http://motgocpho.com/forums/showthread.phpTình trạng bang giao của Trung Cộng với các cường quốc lớn đã xuống dốc nhanh chóng trong năm 2010, Bùi Mẫn Hân nói rằng giới lãnh đạo Trung Cộng cần phải thay đổi lối suy nghĩ.
Trung Cộng dưới mắt thế giới vào đầu năm mới hầu như không giống với Trung Cộng cách đây một năm. Trong nước thì mức độ lạm phát và lòng phẫn uất của người dân đang lên cao. Trong lúc giới lãnh đạo chính trị tại Bắc Kinh đang tranh giành quyền lực trước khi chuyển tiếp sang một thế hệ lãnh đạo mới, người dân thường tại nước này tỏ ra tức giận và thất vọng trước tình trạng giá cả leo thang, tham nhũng và gia cư quá đắt đỏ. Trong lúc đó, tại ngoại quốc, môi trường ngoại giao của Trung Cộng đã suy thoái trầm trọng đến mức nhiều nhà quan sát dầy kinh nghiệm phải nói rằng tình trạng bang giao của Trung Cộng với các cường quốc lớn và các nước láng giềng đã trở nên tệ hại nhất kể từ những ngày đen tối của cuộc đàn áp tại Thiên An Môn vào năm 1989.
Nếu xét đến các khó khăn lớn lao về chính sách đối nội và đối ngoại mà Bắc Kinh gặp phải trong năm 2011, có lẽ điều lạc quan nhất có thể nói được về tương lai của Trung Cộng trong năm tới là vì mức tác hại kinh tế và ngoại giao của Trung Cộng là do chính họ tạo ra cho nên giới lãnh đạo Trung Cộng ở trong vị thế có thể sửa chữa được hơn bất cứ ai khác. Dĩ nhiên, sửa chữa sai lầm không phải là con đường duy nhất, tình trạng tại Trung Cộng có thể trở nên suy đồi hơn nữa nếu để cho các thủ đoạn chính trị xen vào trong thời gian chuyển tiếp giới lãnh đạo này.
Trong nước, vấn đề quan trọng nhất chắc chắn phải là kiểm soát lạm phát. Trong mười năm qua, Trung Cộng đã áp dụng một chính sách tiền tệ lỏng lẻo (in quá nhiều tiền) và kềm chế tài chánh (tính lệ phí ký thác tiền để dành và lãi suất cho vay thấp hơn lãi suất thích ứng của thị trường). Hai yếu tố này có thể đã giúp nước này tăng trưởng ở mức hàng chục phần trăm vì Trung Cộng dồn quá nhiều tiền vào việc phát triển thiên về đầu tư.
Nhưng vì thế mà đưa đến hậu quả tất nhiên là giá cả leo thang và tình trạng thổi phồng tài sản quá mức như bong bóng (trong trường hợp Trung Cộng, gia cư đã bị thổi phồng như bong bóng tại các khu vực thành thị). Kiểm soát lạm phát đòi hỏi không phải chỉ có các biện pháp ngắn hạn như tăng lãi suất và đánh giá lại tiền tệ mà thôi. Giải pháp dài hạn nằm trong những việc khó khăn hơn như giải tỏa lãnh vực tài chánh, cải tổ tài khóa và tư hữu hóa. Kể từ khi Trung Cộng gia nhập Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới, nền kinh tế nước này, ngược với các kỳ vọng, càng trở nên trung ương tập quyền hơn và ít tự do hơn. Nhờ vay tiền dễ dàng và được nhà cầm quyền bảo vệ để không bị cạnh tranh từ các hãng ngoại quốc và lãnh vực tư nhân, các công ty của nhà nước nay chi phối các lãnh vực then chốt của nền kinh tế Trung Cộng (tài chánh, ngân hàng, năng lượng, dịch vụ viễn thông, tài nguyên thiên nhiên, thép và xe hơi) trong khi môi trường kinh doanh cho các hãng tư nhận năng động đã suy thoái nhiều.
Đồng thời, các chính quyền địa phương lại cấu kết với các nhà phát triển bất động sản để gia tăng tối đa lợi nhuận của họ từ thị trường nhà ở tăng vọt. Vì đã có thỏa thuận ngầm giữa các chính quyền địa phương và Bắc Kinh, phân nửa số thu nhập tài khóa của các tỉnh và thành phố tại Trung Cộng là từ việc bán đất. Nói cách khác, giá nhà tăng cao là kết quả không thể tránh được của hệ thống tài khóa hiện nay tại Trung Cộng vì đó chỉ là những khoản thuế trá hình. Do đó, muốn có gia cư vừa khả năng tài chánh cho người dân thì có nghĩa là phải giảm thuế.
Tiếc thay, các biện phải cải tổ cơ cấu cần thiết để tái lập quân bình cho nền kinh tế Trung Cộng và giải quyết nguyên nhân chính gây ra lạm phát sẽ không thể nào thực hiện được về mặt chính trị trong năm 2011. Làm như vậy sẽ tác hại đến các nhóm quyền lợi có ảnh hưởng trong thời gian chuyển tiếp giới lãnh đạo. Nhiều giám đốc các công ty của nhà nước và các lãnh tụ tỉnh đều là ủy viên của Ủy Ban Trung Ương Đảng Cộng Sản và các lãnh tụ cao cấp tại Bắc Kinh cần sức hậu thuẫn của họ hậu thuẫn để ôm được những chiếc ghế trong Bộ Chính Trị, một phần thưởng nhiều người thèm muốn, cho chính họ hoặc cho những người được họ đỡ đầu. Các biện pháp cải tổ như thế đã bị xem là quá khó khi mà nền kinh tế Trung Cộng còn khá hơn nhiều và cũng chưa đến lúc bàn chuyện chuyển tiếp giới lãnh đạo. Ngày nay thì hoàn toàn không thể đề cập đến các biện pháp này.
Vậy thì nhiều lắm thì chỉ có thể thấy được vài biện pháp màu mè lấy lệ bên ngoài và điều chỉnh ngắn hạn về mặt kinh tế. Biết được mối nguy hiểm chết người của lạm phát, giới lãnh đạo Trung Cộng sẽ sử dụng tất các phương tiện về chính sách họ có trong tay: tăng thêm các điều kiện dự trữ của ngân hàng, tăng lãi suất, kiểm soát giá cả, giới hạn các dự án đầu tư cố định và giới hạn tín dụng. Các biện pháp như thế có thể có tác động ngắn hạn nhưng sẽ không chữa được lành bệnh của nền kinh tế Trung Cộng. Và Bắc Kinh cũng cần phải thận trọng mà không hãm lại nền kinh tế quá gấp. Tất cả các biện pháp này sẽ làm chậm lại tốc độ tăng trưởng, nhưng nếu hốt hoảng mà đem ra áp dụng thì nền kinh tế Trung Cộng có thể khựng lại mà gây bất ổn.
Nhưng so với tình trạng chậm lại của nền kinh tế trong nước thì việc phục hồi mối bang giao đổ vỡ với Hoa Kỳ và các nước láng giềng có thể còn khó hơn nữa. Không rõ là giới lãnh đạo Trung Cộng có thực sự hiểu được là họ đã làm hại chính sách đối ngoại của họ đến mức nào hay không, và có hiểu được nguyên nhân đưa đến sai lầm của họ hay không. Điều đáng lo ngại về hành vi quốc tế của Trung Cộng trong năm 2010 không phải là chỉ một sai lầm lớn duy nhất, mà là một loạt các hành động cương quyết và ngạo mạn đã hoàn toàn làm mất giá trị của chính sách ‘phát triển trong hòa bình’ vẫn thường được Trung Cộng rêu rao. Rất khó có thể nói là các hành động này xuất phát từ quyết định thay đổi hướng đi rõ rệt ở cấp cao nhất của nhà cầm quyền Trung Cộng. Nếu nói vậy thì chẳng khác gì là quá tin vào cách hoạt động có hiệu năng và liền lạc của một chế độ theo Lênin. Ắt hẳn các thảm họa của chính sách ngoại giao của Trung Cộng trong năm 2010 là phản ảnh một lối suy nghĩ mới, một lối suy nghĩ kết hợp cả ngạo mạn (không thể ngăn chặn được đà vươn dậy của chúng tôi), phán xét sai lầm (Hoa Kỳ đang suy thoái và không làm được gì nhiều về Trung Cộng) và trở lại thái độ thù nghịch với nền tự do (các chế độ dân chủ của Tây Phương tiêu biểu cho mối đe dọa đến việc sống còn của chế độ độc quyền chính trị của Đảng Cộng Sản).
Muốn thay đổi một lối suy nghĩ tự hủy hoại như thế rõ ràng là phải mất một thời gian, và có thể cần có các bằng chứng thực tế, chẳng hạn như bị Hoa Kỳ và các đồng minh cùng các quốc gia bạn của Hoa Kỳ phản công vài lần, để cho thấy là lối suy nghĩ đó gây nguy hiểm cho các quyền lợi quốc gia của Trung Cộng. Tin mừng ở đây là giới lãnh đạo Trung Cộng cũng là những người thực tế, và bất luận họ có thể diễn giải các thất bại ngoại giao của họ trong năm 2010 như thế nào, điều rõ ràng bây giờ là họ đã bắt đầu một tiến trình sửa chữa hư hại.
Trọng tâm của tiến trình này trong năm 2011 là ổn định mối bang giao thật quan trọng giữa Trung Cộng và Hoa Kỳ. Chuyến viếng thăm chính thức của Chủ Tịch Hồ Cẩm Đào hồi cuối Tháng Giêng đã dọn đường trước dù cho chẳng có bao nhiêu kết quả đáng kể. Nói cụ thể hơn, chúng ta có thể thấy Trung Cộng đưa ra một số biện pháp tích cực để xoa dịu Hoa Kỳ. Thí dụ như tiền của Trung Cộng có thể sẽ tiếp tục tăng giá so với đồng Mỹ Kim, dù không nhanh lắm (khoảng 5 phần trăm đến 6 phầm trăm về giá biểu kiến, và nhiều hơn về thực giá nếu tính luôn mức lạm phát tại Trung Cộng). Về các vấn đề kinh tế song phương khác, Bắc Kinh có thể hòa hoãn hơn về các quyền tài sản trí tuệ và xâm nhập thị trường. Một vài nhượng bộ cụ thể chắc có thể được áp dụng để cho thấy Trung Cộng sẵn sàng đáp ứng các quan tâm của Hoa Kỳ.
Về mặt an ninh, Trung Cộng cũng sẽ có thể gia tăng áp lực để kềm chế Bắc Triều Tiên, một nước đàn em hay gây rối, hầu kiểm soát tình trạng căng thẳng trên Bán Đảo Triều Tiên. Tái lập Các Cuộc Thảo Luận Sáu Bên sẽ là ưu tiên hàng đầu của Trung Cộng. Dù cho các cuộc thảo luận này đã không đi đến đâu trong việc thuyết phục Bắc Triều Tiên từ bỏ vũ khí nguyên tử, Trung Cộng tin rằng miễn là có thảo luận thì Bắc Triều Tiên sẽ không gây rối.
Vì Washington không tin là có được ích lợi gì để phải thảo luận với một nước lừa đảo vẫn cứ tiếp tục vi phạm các cam kết của mình thì dĩ nhiên Bắc Kinh sẽ khó thuyết phục được các nhà chính sách của Hoa Kỳ là nên thảo luận với Bác Triều Tiên. Tuy nhiên, vì mới đây có tiết lộ là Bình Nhưỡng đã có tiến bộ quan trọng trong chương trình tinh lọc uranium nên Washington có thể muốn thử lại giải pháp này.
Trước các tiến bộ nhanh chóng trong việc tối tân hóa quân sự của Trung Cộng, năm nay Bắc Kinh sẽ khó đánh tan bớt các nghi ngờ của Washington là khả năng quân sự mới của Trung Cộng là nhắm vào Hoa Kỳ và cốt để ngăn cản quân lực Hoa Kỳ hoạt động tự do trong vùng Đông Á.
Hiển nhiên là không ai trông đợi Trung Cộng tạm ngưng việc tối tân hóa sức mạnh quốc phòng của họ. Nhưng duy trì đường dây liên lạc cởi mở hơn với giới quân sự Hoa Kỳ và áp dụng những bước cụ thể để tránh tai nạn (chẳng hạn như ký một thỏa thuận về những vụ xảy ra ngoài biển) có thể hữu ích. Chính phủ Obama, nhất là Bộ Trưởng Quốc Phòng Robert Gates, đã thúc giục Trung Cộng xúc tiến các liên lạc quân sự, và có thể có tiến triển phần nào về lãnh vực này trong năm nay.
Khó khăn hơn cho Trung Cộng là cải thiện bang giao với Nhật Bản như thế nào. Sau khi xỉ nhục Tokyo không đáng về việc nước này giam giữ một thuyền trưởng tàu cá vào năm 2010, Bắc Kinh cần phải có nhiều nỗ lực để lấy lòng lại giới chính khách và công chúng Nhật Bản. Về mặt này, ít nhất thì Bắc Kinh có thể giảm bớt những lời hung hăng ồn ào chống Nhật trong giới truyền thông báo chí, ngưng đưa các tàu đánh cá hoặc chiến hạm vào các vùng biển đang tranh chấp để tránh xảy ra những vụ đụng chạm không hay và tái lập đối thoại cấp cao. Những việc này không những là những viên thuốc đắng mà Bắc Kinh phải cố nuốt, mà còn có thể là các điều kiện tối thiểu để phục hồi bang giao Trung Nhật.
Một khó khăn thứ nhì tại Á Châu cho Trung Cộng là trấn an các nước láng giềng đang lo lắng tại Đông Nam Á. Sau khi đã lên tiếng tuyên bố bừa bãi rằng Biển Đông là một phần trong ‘quyền lợi nòng cốt’(*) của mình hồi năm ngoái, Trung Cộng đã gây lo sợ cho các nước mà trong hai thập niên qua Trung Cộng đã cần mẫn ve vãn. Muốn lấy lại lòng tin của các nước này, Trung Cộng sẽ phải áp dụng một đường lối mới về các tranh chấp tại Biển Đông. Xem ra thì Trung Cộng phải chấm dứt tình trạng ăn nói cẩu thả là Biển Đông là quyền lợi nòng cốt của họ. Một việc khác cũng cần phải làm là giải quyết mối lo ngại của các nước láng giềng về việc xây các đập nước ở miền tây nam Trung Cộng mà có thể đã làm sụt giảm nhiều mực nước trên Sông Mekong.
Khó mà biết liệu giới lãnh đạo Trung Cộng có thấy được là họ phải cấp bách phục hồi các mối bang giao của Bắc Kinh với Washington, Tokyo và Đông Nam Á hay không. Nếu họ thấy được như vậy, và nếu họ áp dụng các biện pháp thích ứng về chính sách, con đường trước mặt họ vẫn có thể còn nhiều ổ gà, nhưng ít nhất thì cũng sẽ khá hơn nhiều so với năm 2010.
Minxin Pei is a professor of government at Claremont McKenna College and an adjunct senior associate at the Carnegie Endowment for International Peace
Source: The Diplomat
______________________
Chú thích của người dịch:
(*) Có người gọi là “lợi ích cốt lõi”!
Việt Nam tuần qua : Việt Nam đóng vai trò như thế nào trong chính sách mới của Mỹ tại Á Châu?
RFA 26.11.2011

AFP PHOTO / JIM WATSON
Tổng thống Mỹ Barack Obama (phải) và phu nhân Michelle Obama bắt tay Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tân Sang (giữa) và phu nhân Mai Thị Hạnh (trái) tại Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) diễn ra ở Honolulu, Hawaii, vào ngày 12 tháng 11 năm 2011.
Đây không chỉ là câu hỏi đặt ra đối với người Việt Nam mà còn là một ẩn số trong bài toán ngoại giao – quân sự quốc phòng của nhiều nước trong khu vực.
Ngay sau khi chính phủ Hoa Kỳ, mà cụ thể là đích thân Tổng thống Barack Obama và Ngoại trưởng Hillary Clinton công khai tuyên bố khu vực Châu Á – Thái Bình Dương sẽ là trọng tâm trong các chính sách của Hoa Kỳ thời gian tới, hầu hết các nhà quan sát đều cho rằng đây là sách lược mới của Mỹ nhằm kiềm chế phần nào những tham vọng của Trung Quốc; và tất nhiên Việt Nam là một phần không thể thiếu trong bàn cờ chính trị này.
Trả lời phỏng vấn Quỳnh Chi của Đài Á Châu Tự Do, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, giảng dạy môn bang giao quốc tế tại Đại học George Mason, Hoa Kỳ, phân tích:
“Lần trước, sự hiện diện của Mỹ ở Á Châu là vì chiến tranh lạnh. Còn lần này sự hiện diện của Mỹ ở Á Châu không phải vì chiến tranh lạnh mà sự trổi dậy của một cường quốc. Nước Mỹ là một cường quốc gọi là statistical là một quốc gia chủ về nguyên trạng. Còn Trung Quốc là một quốc gia mới lên gọi là revisionist power, là một quốc gia chủ trương thay đổi tại vì họ không thỏa mãn, họ muốn thay đổi.
Trên trật tự thế giới một khi có một revisionist power nổi lên với statistical power thì hai bên phải tìm cách giải quyết với nhau, nếu không thì có thể xảy ra chiến tranh như trường hợp Nhật Bản và Đức Quốc trước đệ nhị thế chiến.”
Còn lần này sự hiện diện của Mỹ ở Á Châu không phải vì chiến tranh lạnh mà sự trổi dậy của một cường quốc.
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng
Quan điểm cho rằng sự can dự của Mỹ vào vùng Á Châu – Thái Bình Dương sẽ giúp mang lại sự ổn định cho khu vực cũng nhận được sự tán đồng của Giáo sư Carl Thayer.
Trả lời Việt Hà của RFA, vị Giáo sư thuộc Học việc Quốc phòng Australia, nhấn mạnh:
“Mỹ với sức mạnh hải quân của mình muốn được hoạt động tự do trên vùng biển quốc tế.
Có đến 1/3 phần diện tích biển trên thế giới là vùng đặc quyền kinh tế và Trung Quốc muốn nói là phần diện tích 200 hải lý từ bờ ra gọi là vùng đặc quyền kinh tế thì không cho phép hoạt động quân sự trừ khi có sự đồng ý của chúng tôi.
Mỹ thì nói là công ước quốc tế về luật biển không có ý nói như vậy. Cho nên khả năng mà lập luận của Trung Quốc có thể được chấp nhận là khó xảy ra, vì luật nói rằng các hoạt động vì mục đích hòa bình thì được phép và Mỹ nói là họ làm vì mục đích phòng vệ, họ thu thập thông tin tình báo mà thôi.
Các hoạt động quân sự trong vùng đặc quyền kinh tế không có liên quan gì đến vấn đề tranh chấp chủ quyền của các nước mà chỉ liên quan đến việc diễn giải công ước như thế nào. Tuy nhiên nếu lập trường của Mỹ được khẳng định thì có nghĩa là sự có mặt của Mỹ tại khu vực này sẽ giúp ổn định an ninh khu vực.”
Duy trì an ninh khu vực

Ngoại trưởng Hillary Clinton và Chủ tịch nước VN Trương Tấn Sang tại Honolulu, Hawaii hôm 10/11/2011. Photo courtesy of state.gov
Về phần mình, Việt Nam đóng vai trò như thế nào trong chính sách can dự vào Á Châu của Mỹ? Có lẽ câu trả lời rõ ràng nhất đã được chính Chủ tịch Việt Nam, ông Trương Tấn Sang đưa ra nhân cuộc gặp với đại diện Hoa Kỳ bên lề thượng đỉnh APEC 2012.
Theo Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, hợp tác an ninh quốc phòng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ không những mang lại lợi ích cho hai quốc gia, mà còn giúp duy trì an ninh và ổn định cho toàn khu vực.
Sự kiện Hoa Kỳ trực tiếp can dự vào Á Châu diễn ra trong bối cảnh cuộc tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông đang ngày càng căng thẳng, cũng được xem là một cơ hội cho Việt Nam trong việc tạo đối trọng với Trung Quốc, để bảo vệ chủ quyền lãnh hải.
Trả lời RFA, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng chỉ có sự hiện diện của hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương, mới hy vọng kiềm chế được phần nào tham vọng bành trướng xuống phía Nam của Trung Quốc.
“Chỉ có Mỹ là đối lực mà có thể gọi là thực tiễn nhất. Sự trở lại của Mỹ mở ra một cơ hội để Việt Nam có thể chơi trò gọi là balancing. Việt Nam không bao giờ muốn nói như thế. Nhưng trên thực tế khi mình ở sát một quốc gia mạnh quá và trong quá khứ nó đã có tham vọng bành trướng thì mình chỉ có hai chọn lựa: một là mình phải tìm cách thích ứng với nó và nhân nhượng; hai là mình nhân nhượng một cách tối thiểu và tìm một đối trọng. Và đối trọng duy nhất và thực tiễn chỉ là Mỹ thôi.”
Trong khi đó, theo Giáo sư Ngô Vĩnh Long của Đại học Maine Hoa Kỳ thì ngoài việc gia tăng các quan hệ ngoại giao chiến lược, Việt Nam cũng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chủ quyền biển đảo, như một hình thức phản bác các luận điểm của Bắc Kinh trên các diễn đàn quốc tế trong việc áp đặt chủ quyền của họ trên Biển Đông:
Sự trở lại của Mỹ mở ra một cơ hội để Việt Nam có thể chơi trò gọi là balancing.
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng
“Người Việt Nam trong nước và ngoài nước cần phải đi các hội thảo hay các đại học ở Mỹ cũng như các nước khác để trình bày cho dân chúng ở những nơi đó biết sự thật như thế nào. Chính phủ Việt Nam không muốn người VN đi ra nước ngoài để nói về những vấn đề này vì sợ mất lòng Trung Quốc. Tôi nghĩ nếu như thế thì Trung Quốc sẽ tha hồ tuyên truyền còn người VN thì không có cơ hội để trao đổi với người nước ngoài.”
Và thưa quý vị, tất nhiên Trung Quốc, với quan điểm lâu nay vẫn coi khu vực Á Châu – Thái Bình Dương là sân chơi riêng của mình, đã không thể che giấu được sự khó chịu trước chính sách can dự của Washington.
Từ phát ngôn viên Bộ ngoại giao cho đến báo chí Trung Quốc đã lập tức cho mở một chiến dịch truyền thông: một mặt chỉ trích Hoa Kỳ, một mặt lên tiếng răn đe các quốc gia láng giềng.
Thậm chí, chính phủ Trung Quốc còn thông báo sẽ thực hiện một cuộc tập trận ở vùng biển Tây Thái Bình Dương trong thời gian tới.
Tuy nhiên, trước xu thế Hoa Kỳ và các nước trong khu vực tại các thượng đỉnh diễn ra ở Bali, Indonesia hồi tuần qua, người đứng đầu của chính phủ Trung Quốc, thủ tướng Ôn Gia Bảo, ngoài mặt cũng đã dịu bớt giọng điệu mới trước đó cho rằng bất kỳ sự can thiệp từ bên ngoài nào vào khu vực cũng dẫn đến bất ổn.
Lần này, các cấp lãnh đạo chính quyền Bắc Kinh cũng không có phát biểu trực tiếp nào về Việt Nam, một trong 5 quốc gia anh em vẫn còn theo chủ nghĩa cộng sản như Trung Quốc.
Nguồn lấy từ: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-weekly-review-show-47-11262011142103.htmlArmenia đang dậy sóng: Gần 3000 người Armenia biểu tình đòi tổng thống từ chức
Thứ bảy 26 Tháng Mười Một 2011

Hôm qua 24/11/2011, tại Erevan, gần 3.000 người thuộc phe đối lập đã biểu tình đòi tổng thống Armenia Serge Sarkissian phải từ chức. Lãnh đạo của tổ chức đối lập Đại hội dân tộc Armenia, Levon Ter-Petrossian tuyên bố : Đương kim tổng thống Serge Sarkissian đã làm sai lệch kết quả bầu cử để chiếm quyền.

Phe đối lập Armenia huy động người biểu tình tại quảng trường lớn Erevan (Reuters)
Hôm qua 24/11/2011, tại Erevan, gần 3.000 người thuộc phe đối lập đã biểu tình đòi tổng thống Armenia Serge Sarkissian phải từ chức. Lãnh đạo của tổ chức đối lập Đại hội dân tộc Armenia, Levon Ter-Petrossian tuyên bố : Đương kim tổng thống Serge Sarkissian đã làm sai lệch kết quả bầu cử để chiếm quyền.
Lãnh đạo đối lập Levon Ter-Petrossian, là cựu tổng thống Armenia, và cũng từng ra tranh cử nhưng bị thua trong kỳ bầu cử tổng thống 2008. Ông kêu gọi tổ chức bầu cử Quốc hội trước thời hạn và nhấn mạnh là, đảng Đại hội Dân tộc Armenia phải giành được đủ số ghế ở Quốc hội thì mới có thể tiến hành được thủ tục phế truất ông Sarkissian.
Cuộc biểu tình kể trên thu hút được số lượng người ít hơn hai lần so với mức bình thường, trong bối cảnh mùa đông giá lạnh bắt đầu tại thủ đô Armenia.
Trong thời gian gần đây, tại Armenia quan hệ giữa chính quyền với đối lập có nhiều biến đổi. Tháng 4/2011, sau nhiều cuộc biểu tình phản kháng, tổng thống Sarkissian đã tiếp xúc với đối lập và đề nghị họ hợp tác với chính quyền. Lần đầu tiên kể từ năm 2008, chính quyền lại cho phép biểu tình tại quảng trường Tự do, ở trung tâm thủ đô Erevan.
Tháng 5/2011, tổng thống Armenia đã ân xá cho nhiều người đối lập bị bỏ tù. Đây là những người bị kết án « làm rối loạn trật tự công cộng », sau các cuộc biểu tình dữ dội phản đối kết quả bầu cử tổng thống năm 2008, trong đó có 10 người bị thiệt mạng.
Tuy nhiên, các thương thuyết giữa chính quyền và đối lập bị đình lại, với vụ một nhà đối lập bị bắt giữ hồi tháng 8/2011, sau các đụng độ với cảnh sát.
Được biết, bầu cử Quốc hội Armenia dự kiến sẽ diễn ra trong năm 2012, tiếp theo đó là kỳ tranh cử tổng thống năm 2013.
Miến Điện mong muốn bình thường hóa quan hệ với Mỹ
Thứ bảy 26 Tháng Mười Một 2011

Hôm qua, 25/11/2011, Miến Điện đã đề nghị cùng Hoa Kỳ xây dựng mối quan hệ chính thức trong tương lai. Lời kêu gọi này được đưa ra trong bối cảnh vào tuần tới, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton sẽ tới Miến Điện, một sự kiện được đánh giá là quan trọng, mang tính lịch sử, bởi vì đây là lần đầu tiên, một lãnh đạo ngành ngoại giao Hoa Kỳ công du nước này.

Tổng thống Thein Sein tiến hành cải cách nhằm đưa Miến Điện thoát ra khỏi sự cô lập trên chính trường quốc tế (AFP)
Hôm qua, 25/11/2011, Miến Điện đã đề nghị cùng Hoa Kỳ xây dựng mối quan hệ chính thức trong tương lai. Lời kêu gọi này được đưa ra trong bối cảnh vào tuần tới, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton sẽ tới Miến Điện, một sự kiện được đánh giá là quan trọng, mang tính lịch sử, bởi vì đây là lần đầu tiên, một lãnh đạo ngành ngoại giao Hoa Kỳ công du nước này.
Mới cách nay khoảng một năm, Miến Điện và Hoa Kỳ ở trong hoàn cảnh « đối thoại giữa những người điếc ». Giờ đây, có nhiều động thái cho thấy cả hai bên đều muốn lật qua một trang mới trong quan hệ song phương.
Chủ tịch Hạ viện Miến Điện, ông Shwe Mann, trước kia là một trong những tướng lãnh có thế lực nhất tại Miến Điện tuyên bố với giới báo chí : « Thực ra, chúng tôi muốn có quan hệ chính thức với Hoa Kỳ. Chúng tôi vui mừng về cuộc viếng thăm rất quan trọng của Ngoại trưởng Hillary Clinton ».
Ngày 18/11 vừa qua, nhân dịp đến Bali, Indonesia để dự Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, tổng thống Mỹ Barack Obama đã trực tiếp điện đàm với lãnh đạo đối lập Miến Điện, giải Nobel Hòa bình, bà Aung San Suu Kyi. Ngay sau đó, tổng thống Hoa Kỳ đã thông báo cử Ngoại trưởng Clinton sang Naypyidaw, bởi vì ông đã nhận thấy có « những le lói tiến bộ » tại Miến Điện.
Vào thứ Tư 30/11, bà Clinton sẽ rời Washington sang Miến Điện và sẽ có các cuộc gặp với tổng thống Miến Điện Thein Sein cũng như với lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi.
Cuộc gặp với bà Aung San Suu Kyi có tầm quan trọng đặc biệt vào lúc Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ, ngày hôm qua, đã nộp hồ sơ lên Ủy ban Bầu cử, đăng ký lại, để trở thành một đảng phái chính trị. Liên đoàn đã bị giải thể vào 2010 do tẩy chay cuộc bầu cử.
Ông Jim Della-Giacoma, chuyên gia thuộc tổ chức tư vấn « International Crisis Group – ICG », được AFP trích dẫn, nhận định : « Đó là một giai đoạn quan trọng, bởi vì nó cho thấy là Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ có đủ khả năng tham gia vào tiến trình chính trị ». Vẫn theo chuyên gia này, Liên đoàn có vị trí đặc biệt và riêng biệt, nhất là trong quan hệ với cộng đồng quốc tế, bởi vì quốc tế vẫn coi Liên đoàn là lực lượng đối lập duy nhất, chứ không phải là một bộ phận trong phe đối lập Miến Điện.
Điều gây ngạc nhiên cho giới quan sát là kể từ tháng Ba năm nay, sau khi giới tướng lãnh cầm quyền chuyển giao quyền lực cho một chính phủ được coi là « dân sự », tổng thống Thein Sein, nguyên là tướng lĩnh trong quân đội, đã tiến hành một số cải cách nhằm đưa Miến Điện thoát ra khỏi sự cô lập trên chính trường quốc tế : Bà Aung San Suu Kyi được mời gặp giới lãnh đạo Miến Điện nhiều lần, chính quyền trả tự do cho hàng trăm tù chính trị, ban bố luật biểu tình, luật thành lập hiệp hội, kêu gọi giảm kiểm duyệt thông tín và báo chí …
Tổng thống Thein Sein đã nhanh chóng gặt hái được những thành quả vượt quá sự mong đợi : Hiệp hội các nước Đông Nam Á – ASEAN đã quyết định trao cho Miến Điện quyền làm chủ tịch luân phiên của khối này vào năm 2014 và tổng thống Mỹ cử Ngoại trưởng sang nước này.
Thực ra, ngay từ năm 2009, Ngoại trưởng Clinton đã cho xem xét lại chiến lược trừng phạt và cô lập Miến Điện vì Washington nhận thấy là các biện pháp này, được áp dụng từ cuối những năm 1990, không có hiệu quả.
Chủ tịch Hạ viện Miến Điện Shwe Mann cũng thừa nhận : « Đúng là những thay đổi chính trị đã diễn ra nhanh hơn chúng tôi nghĩ » và ông còn hứa sẽ có những cải cách khác tiếp theo.
Cho đến nay, cộng đồng quốc tế vẫn chưa xóa bỏ hết nghi ngờ là giới tướng lãnh trong quân đội, đặc biệt là tướng Than Shwe, nguyên là nhân vật số một của chế độ độc tài trước đây, vẫn giật dây chính quyền « dân sự » ở hậu trường. Chủ tịch Hạ viện Miến Điện trấn an là tướng Than Shwe « đã thực sự nghỉ hưu », ông ta không hề có vai trò gì đối với chính sách của tân chính phủ và các cơ quan quyền lực chủ chốt tại Miến Điện.
Đây là lần đầu tiên, một lãnh đạo cao cấp của Miến Điện đã công khai khẳng định điều này.
Trung Quốc kết án 113 người sử dụng hóa chất làm tiêu mỡ lợn
Thứ bảy 26 Tháng Mười Một 2011

Nhật báo China Daily hôm nay (26/11/2011) cho biết trong vụ xử về tội sử dụng chất hóa học clenbuterol làm giảm mỡ heo tại tỉnh Hồ Nam, Tư pháp Trung Quốc vừa tuyên án phạt 113 người, trong đó có 17 công viên chức. Kẻ chủ chốt bị kết án tử hình. Clenbutelol làm tiêu mỡ nhưng gây độc hại cho sức khỏe con người.
Một quầy bán thịt lợn ở chợ Sơn Đông (Reuters)
Nhật báo China Daily hôm nay (26/11/2011) cho biết trong vụ xử về tội sử dụng chất hóa học clenbuterol làm giảm mỡ heo tại tỉnh Hồ Nam, Tư pháp Trung Quốc vừa tuyên án phạt 113 người, trong đó có 17 công viên chức. Kẻ chủ chốt bị kết án tử hình. Clenbutelol làm tiêu mỡ nhưng gây độc hại cho sức khỏe con người.
Thủ phạm chính trong vụ tai tiếng về an toàn thực phẩm này là ông Lưu Tường bị kết án tử hình, nhưng được hoãn thi hành án trong vòng hai năm. Hãng tin AFP lưu ý : có nhiều khả năng đương sự chỉ bị lãnh án tù chung thân do tại Trung Quốc hình phạt tối cao kèm theo một thời gian hoãn thi hành án này thường được chuyển thành một bản án tù chung thân.
Ông Lưu Tường đã cùng với một cộng tác viên đắc lực điều hành một viện bào chế trái phép để sản xuất chất hóa học clenbuterol. Chất clenbuterol bị cấm sử dụng do là một hóa chất độc hại đối với sức khỏe con người, gây nhiều triệu chứng như nôn mửa, tim đập mạnh, chóng mặt. Dùng hóa chất này để chăn nuôi, giúp cho heo nạc thịt hơn và như vậy bán được giá cao hơn.
Kết quả điều tra của các giới chức thú y Trung Quốc cho thấy trong thời gian từ 2007 đến tháng 3 năm 2011, viện bào chế của ông Lưu Tường đã bán ra hơn 2 700 kg clenbuterol cho nông dân tại tám tỉnh thành.
Nhân viên nhà nước có liên quan đến vụ tai tiếng về an toàn thực phẩm này bị tuyên án trung bình từ 3 đến 9 năm tù. 36 nhà chăn nuôi bị kết tội sử dụng chất độc hại nói trên thì bị những hình phạt nhẹ hơn.
Trung Quốc thường xuyên phải đối mặt với các vụ tai tiếng về an toàn thực phẩm. Từ vụ sữa trộn mélamine, đến các vụ sử dụng dầu ăn tái chế từ dầu thải, trứng nhiễm độc hay nấm có chất gây ung thư.
Tối 26.11.2011: Công an đòi tấn công Thái Hà
Posted on November 26, 2011 by HNSG
VRNs (27.11.2011) - Hà Nội – Tin VRNs vừa nhận được, có một trung ta công an đến tu viện DCCT cùng với 20 người khác, lúc 23:00 yêu cầu mở cổng tu viện, những người trực cổng đã từ chối mở vì đã quá khuya. Công an kéo nhau vào bệnh viện Đống Đa càng ngày càng đông. Không rõ họ định làm gì trong đêm nay. Xin anh chị em cùng canh thức cầu nguyện với Thái Hà.
Trước đó, lúc 19:00 ngày 26.11.2011, giờ Việt nam, sau thánh lễ giành cho giới trẻ, quý cha và cộng đ0àn cùng nhau tiến ra trước linh đài Đức Mẹ ban ơn cầu nguyện cho tổ quốc cho dân oan và cho chính những bất công mà nhà cầm quyền Hà Nội đang đè trên Thái Hà.
Tròng bài chia sẻ, cha Gioan Nguyễn Ngọc Nam Phong chia sẻ: “Chúng ta phải đồng hành với dân tộc, đất nước. Chúng ta không thể vô cảm nhìn đất nước này bị Trung Quốc gặm nhất hàng ngày, không thể vô cảm trước tình cảm đất nước ngày một xuống dần….Người Công Giáo phải có trách nhiệm đem yêu thương vào dòng đời, sống với sứ mạng làm chứng cho công lý, sự thật. Chỉ có sự thật mới giúp đất nước đi lên”.
Có hơn 3 ngàn giáo dân tham dự thánh lễ này.
Cha bế trên Nhà Hà Nội cho chúng tôi biết, bất chấp những phản ứng cũng như những cố gắng đối thoại, khiếu kiện của giáo dân Thái Hà và tu viện DCCT, chính quyền vẫn cứ triển khai xây dựng công trình bất hợp pháp trong đất tu viện với sự bảo vệ nghiêm ngặt của công an.
sau đây là hình ảnh d0 Thái Hà và NBG ghi nhận được được.
Đoàn dân Chúa quy tụ bên Mẹ khẩn cầu
Tin chúng tôi vừa nhận từ Sydney cho biềt, suốt mấy hôm nay, tại Sydney mưa tầm tả, nên buổi cầu nguyện theo dự kiến phải dời lại vào một ngày khác.
PV.VRNs
Chiến thuật : Mỹ dụ Rắn Tàu Cộng ra khỏi hang ! - Lê Ngọc Thống
Posted on November 26, 2011 by HNSG
Hiện diện của Mỹ ở Châu Á Thái Bình Dương –
Cơ hội và thách thức
Cơ hội và thách thức

Dư luận thế giới không bất ngờ việc trở lại của Mỹ với khu vực Châu Á Thái Bình Dương nhưng rất ngạc nhiên bởi sự trở lại một cách “ngoạn mục”, có vẻ như “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” đến thế. Sự hiện diện của Mỹ ở khu vực này khi mà chiến trường Trung Đông, A-Phú-Hản đã có dấu hiệu hồi kết về sự can thiệp tốn kém về sức người và của, khi mà sự trỗi dậy của Trung Cộng đã, đang và sẽ đe dọa ,thách thức an ninh và ngôi bá chủ thế giới của Mỹ là yêu cầu bức thiết, tất yếu trước mắt cũng như lâu dài của Mỹ. Dù Mỹ có che giấu bằng những ngôn từ ngoại giao nào… thì sự hiện diện của Mỹ ở châu Á Thái Bình Dương là nhằm vào một trong những mục tiêu chủ yếu là bao vây, kiềm chế Trung Hoa trên hai lĩnh vực quân sự và Kinh tế, “đưa Trung Hoa vào luật chơi”.
Sự hiện diện của Mỹ làm khu vực châu Á Thái Bình Dương đã tạm thời chia ra làm 3 nhóm lực lượng.
Nhóm lực lượng thứ nhất là Mỹ và các đồng minh quân sự gồm Mỹ-Nhật; Mỹ-Hàn; Mỹ-Philipin; Mỹ-Australia; Mỹ-Đài Loan…
Nhóm lực lượng thứ hai là còn lại những nước không liên minh trong đó có Việt Nam. Việt Nam không liên minh quân sự với nước nào nhưng mối quan hệ mật thiết đặc biệt với Nga, Ấn Độ làm cho lực lượng này không thể coi thường.
Và nhóm lực lượng thứ ba là Trung Hoa – một quốc gia đang trỗi dậy hùng mạnh, với những ý tưởng vĩ đại…ai cũng biết.
Mối quan hệ giữa 3 nhóm lực lượng này mỗi khi có sự xung đột xảy ra thì nó biến động như thế nào, đối đầu hay đối tác? Trung lập hay liên minh?… rất dễ xác định. Bởi vì cứ xem cách hiện diện của Mỹ với khu vực thì rõ. Các nước trong khu vực, ngay cả Việt Nam (đang còn bị Mỹ cấm vận quân sự) cũng hoan nghênh sự hiện diện này. Các căn cứ quân sự trên Nam Hàn , Nhật Bản của Mỹ như có sức sống trở lại, Liên minh Mỹ-Nhật , Mỹ – Hàn được tăng cường và củng cố… Những điều này cách đây 5 năm về trước Mỹ có nằm mơ cũng không được. Tại sao? Tại Trung Quốc và do…Mỹ đạo diễn.
Trung Hoa sau khi kinh tế phát triển, họ tăng cường tiềm lực quân sự đặc biệt là Hải quân. Mục tiêu đầu tiên của Trung Hoa là chiếm trọn Biển Đông. Sau đó là vân vân và vân vân…thế giới đều biết. Xét về lý thì đây là mục tiêu phi lý, cho nên không thể đạt được bằng lý lẽ, đàm phán… mà chỉ có thể đạt được bằng vũ lực hoặc dọa nạt. Do đó chiến lược của Trung Cộng luôn bắt đầu từ cơ sở hiếu chiến, ngạo mạn là tất yếu. Vốn thích phô trương thanh thế, tự ru ngủ mình, Trung Quốc được Mỹ thổi phồng lên nữa bằng lời nói và nhường nhịn một số đụng độ mang tính chiến thuật. Thiết nghĩ bài học về tai hại của hiếu chiến và ngạo mạn của Liễu Thăng, Tôn Sỹ Nghị chỉ xảy ra ở Việt Nam nào ngờ Mỹ cũng biết để đưa Trung Quốc vào tròng. Trung Quốc cho rằng đã qua rồi thời kỳ “ẩn mình trên núi luyện võ, chờ thời”. Giờ là lúc “xuống núi tuốt kiếm giành ngôi bá chủ”. Trung Cộng ngạo mạn “đề nghị” Mỹ chia phần một nửa Thái Bình Dương, Trung Hoa , cho rằng Mỹ đã suy yếu nên có thể lập lại trật tự theo cách của mình, mở rộng, tuyên bố những khu vực có “lợi ích cốt lõi” khác… Với thái độ hung hăng, ngạo mạn, hiếu chiến, hành động ngang ngược, quyết đoán sẵn sàng dùng vũ lực khiến các nước trong khu vực lo ngại và cảnh giác trước một “hung thần” đang lên. Trung Cộng vô tình rơi vào cái bẫy giăng sẵn của Mỹ.. Trung Cộng từ bất ngờ này đến bất ngờ khác, tưởng là Mỹ đã đuối sức, suy yếu sẽ nhường vai trò lãnh đạo cho Trung Hoa ; tưởng tiềm lực quân sự tự xếp thứ 2 thế giới sau Mỹ sẽ làm Mỹ chùn tay… Khi hiểu ra thì đã quá muộn, xung quanh đâu cũng là kẻ mình gây thù chuốc oán, trong khi đó Mỹ thì đường đường chính chính hiện diện ở khu vực châu Á Thái Bình Dương như một “Cảnh sát biển Thế giới” với đầy đủ sức mạnh vượt trội, sức mạnh thật sự chứ không phải được “bơm” như Trung Hoa !. Đăc biệt Thoả thuận mới với Australia sẽ khôi phục lại dấu ấn đáng kể của người Mỹ ở gần Biển Đông sau 10 năm kể từ khi rời bỏ căn cứ quân sự Subic-Philipin (Dù phong độ có lúc này lúc kia nhưng đẳng cấp của siêu cường số 1 thế giới đâu có khác). Mỹ không như Trung Cộng tưởng, thậm chí bị “dính đòn” ở châu Phi khi các tử huyệt năng lượng bị Mỹ đánh chặn mà Trung Hoa vẫn chủ quan hành xử duy ý chí. Xem ra chiến lược mà những nhà vạch chiến lược của Trung Cộng đem thi thố không có tư tưởng mà chỉ có âm mưu, không có nghệ thật mà chỉ có thủ đoạn, lại mang nặng tư tưởng hiếu chiến, ngạo mạn vì thế luôn bị động đối phó, bất lực khi vỡ trận.
Sự hiện diện của Mỹ ở châu Á Thái Bình Dương không chỉ là quân sự mà còn hình thành một “Khối tự do thương mại” (Đối tác xuyên Thái Bình Dương) không gồm Hoa Lục. Khu vực tự do thương mới mới ở Thái Bình Dương nhằm cung cấp cho các đồng minh thị trường tự do của Mỹ trong khu vực không ít đặc quyền thương mại mà không dành cho Trung Quốc. Do đó dù Trung Hoa có bán hay cho các nước trong khu vực “vé để bước lên con tàu tăng trưởng kinh tế cao tốc của họ” như họ nói thì nay không phải là sự lựa chọn duy nhất. Trung Hoa muốn gia nhập vào thì phải nâng giá đồng nhân dân tệ, chấm dứt trợ cấp các DNNN(doanh nghiệp nhà nước), bảo vệ tốt hơn quyền sở hữu trí tuệ của các nhà Sản xuất ngoại quốc … mà nâng giá đồng nhân dân tệ thì chẳng khác nào xóa nợ cho Mỹ. Vì vậy gia nhập khối hay không đều là sự lựa chọn khó khăn cho Trung Cộng .
Có thể khẳng định chắc chắn rằng: Sự hiện diện của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương khiến Trung Cộng bị bao vây về quân sự cũng như kinh tế. Vậy đây có phải là một thách thức, một nguy cơ cho an ninh Trung Cộng hay là cho tư tưởng bành trướng bá quyền nước lớn của Trung Hoa?. Dư luận thế giới, các quốc gia trong khu vực không khó để trả lời chính xác vấn đề này.
Thực ra, sự hiện diện của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương chỉ là vấn đề thời gian. Nhưng hành động của Trung Hoa dẫn đến sự căng thẳng khu vực là một yếu tố thúc đẩy tạo điều kiện cho sự hiện diện mang vẻ “có lý có tình” hơn. Điều này cơ bản cho thấy ngoài sự thách thức cho Trung Hoa thì đây là cơ hội cho các nước trong khu vực trong đó có Việt Nam. Cơ hội đó là gì? Các nước liên minh với Mỹ không sợ Trung Hoa chèn ép , bắt nạt, mà chơi theo luật như Phi Luật Tân chẳng hạn. Nhóm thuộc lực lượng thứ 2 như Việt Nam không liên minh quân sự ,vì họ đủ khả năng đương đầu với những thách thức an ninh từ phía Trung Hoa. Họ có cơ hội để trung lập, ổn định, hòa bình, áp lực từ phía Trung Hoa giảm đi và cũng có cơ hội sẵn sàng gia nhập vào nhóm thuộc lực lượng thứ nhất khi cần thiết.
Như vậy, điều mà Trung Quốc không muốn nhất đã xảy ra: Các nước lớn đã không để cho Trung Quốc một mình làm mưa làm gió ở Biển Đông và Thái Bình Dương. Mỹ đã từng tuyên bố có lợi ích quốc gia ở Biển Đông. Nga, Ấn Độ tuy không và có vẻ như trung lập nhưng lại hợp tác rất chặt chẽ với Việt Nam, đặc biệt là quân sự để Việt Nam đủ sức bảo vệ lợi ích kinh tế của họ trên Biển Đông. Xét cho cùng thì sự hiện diện của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương dẫu sao cũng cảm thấy đỡ bất an hơn khi không có. Phải chăng đó là cơ hội cho các nước trong khu vực? Thời gian sẽ trả lời.
Vậy,Trung Hoa sẽ làm gì trong tình hình hiện nay? Liệu có xảy ra cuộc chiến giữa Trung Hoa với Mỹ và liên minh không? Philipin đã từng bị Trung Cộng “nhắc nhở” là hãy chuẩn bị tâm lý “nghe tiếng đại bác”, vậy liệu Trung Cộng có dám thử “độ tin cậy” của Liên minh quân sự Mỹ-Philipin không? Câu trả lời cũng có lẽ phải chờ đến năm 2012 bởi một giới lãnh đạo mới của Trung Hoa được bầu. Giờ đây giới lãnh đạo hiện tại chỉ có thể nghiên cứu để rút ra một bài học cho mình để lại kinh nghiệm cho thế hệ sau. Chính sách nào, chiến lược nào, đường lối nào đã khiến chúng ta(Trung Hoa) bị các nước trong khu vực xa lánh, cảnh giác, sẵn sàng đương đầu trong khi Mỹ thì được coi như một “Cảnh sát thế giới”? vân vân và vân vân.
Subscribe to:
Posts (Atom)
Phạm Lê Phan
Lời biển gọi cuối năm
Hờn căm trừng mắt lửa
- Hỡi Hoàng Sa, hỡi Hoàng Sa ...
Mẹ Ðứng mũi Sơn Chà
Gủi hồn ra Ðông Hải
Ðảo nổi giận nên biển cuồn sống dậy
Ôi, đất nước ông cha: tay đứt lòng đau
Súng thét khơi xa, sao lửa đốt trong đầu
Lòng mẹ bời bời: ruột mềm máu chảy
Mắt mẹ trông vời, triền môi run rẩy:
- Hỡi Hoàng Sa, hỡi các cháu con ta?
Con cháu mẹ
Năm mươi đứa làm anh hùng của bể
Năm mươi con thành dũng sĩ Trường Sơn
Bốn ngàn năm mài nhọn mũi căm hờn
Phóng mắt hận, nghiến răng ghìm giặc Bắc.
Cờ Nương Tử phất bay hồn xâm lược
Gươm Mê Linh thét máu nhuộm đầu voi
"Trèo lên đỉnh núi mà coi
Dáng Bà quản tượng trăng soi ngời ngời".
Cửu Chân hề, Cửu Chân ơi!
Gót nhi nữ ra khơi
Ðạp tan luồng sóng dữ
Chém cá tràng kình, rạng danh liệt nữ
Dũng khí Nhụy Kiều gục mặt Bắc quân!
Ngậm mối thù truyền kiếp mấy ngàn năm
Con cháu mẹ từng nhọc nhằn u uất
Ðắm biển mò châu phơi rừng tìm ngọc
Nanh vuốt sài lang nào kể gái hay trai
Máu mỡ no nê muông thú một bầy
Loài đỉa Hán vốn cuồng say máu Việt
Nước độc rừng thiêng một đi là một chết
Vạn người đi, không một bóng ma về
Ðá Trường Sơn con khắc ngập câu thề:
"Ðòi nợ máu phải đổi răng, đổi mắt!"
Bạch Ðằng xưa nghẹn giòng muôn xác giặc
Dù Hán, dù Mông nước đỏ cũng hôi tanh
Tóc thú đuôi sam - gươm dáo Việt tung hoành.
Vó ngựa Lý, Lê từng phen đạp Tống
Ngọn dáo Ðinh, Trần vạch cõi Nam uy dũng,
Ðầu Mãn Thanh vờn kiếm lộng Quang Trung.
Trải an nguy son sắt vẫn một lòng
Mỗi tấc đất một chiến công oanh liệt
Mỗi tên người một anh hùng, nữ kiệt
Mỗi gốc cây muôn xác quỉ vùi sâu
Dòng Việt Nam chưa hề biết cúi đầu
Dù giặc Bắc bạo tàn hơn súc vật!
Hồn Nam Hải cuối năm
Lạnh căm căm hơi bấc
Bởi thương con mẹ lên đỉnh Sơn Chà
"Ôi Hoàng Sa, hỡi Hoàng Sa
Khôn thiêng nối gót mẹ cha mà về".
Hãy đứng thẳng mà đi
Hởi đàn con từng khua sôi biển cả
Cất cao đầu uống lời thề sông Hóa
Hàm Tử, Vân Ðồn, Tây Kết, Chương Dương,
Vươn chiến công kim cổ Bạch Ðằng Giang
Xô cuồng vọng Bắc Kinh vào biển máu!
Xưa ông cha mình giết Liễu Thăng, Hoằng Tháo
Ðánh gục đầu Tôn Sĩ Nghị , Thoát Hoan.
Giờ bè lũ Mao lại xâm phạm biên quan
Xua hải tặc cuồng điên lên cướp đảo
Ôi Hoàng Sa, hỡi Hoàng Sa yêu dấu
Ðất đai ta một mảng cũng thịt xương
Tổ quốc ta một tấc cũng tim gan
Xương thịt đứt thì tim gan đau xót!
Hỡi đàn con của Cửu Long bất khuất
Ngạo nghễ trên vai hồn An Lộc, Tam Biên
Mang trong tim giòng máu thép Trị Thiên
Lời phạt Bắc thét run hồn biển cả.
Chiều cuối năm, một mối thù chưa trả
Xuân sắp về - trời bỗng nặng nề mưa ...
Gia Ðịnh, chiều 30 Tết Giáp Dần (22-01-1974)
Thằng Dũng đầu cứt bò .
Lợn ,bò như nhau cả .
Chúng những tên tội đồ ./.
Bởi một lũ cáy"cộng hòa đệ tam"
Bản chất T.Q tham lam
Được Mẽo huýt gió nó làm càn luôn
Lính lác của Thiệu thì chuồn
Bỏ biển,bỏ đảo có buồn hay không?
Trân Trọng
Nên thấy những gì cộng sản làm.
Lời của tổng thống thiệu rất chí lý. Thủ tướng CS Dũng và bộ sậu chỉ là một lũ bịp bợm, dùng chính quyền để áp bức nhân dân
http://danlambaovn.blogspot.com/2011/11